Nghề Pr Executive là gì? Yêu cầu công việc ra sao? Cần có những yếu tố nào để đến được với nghề? Đó là câu hỏi của rất nhiều người, không phải riêng bạn. Vậy tại sao không thử tìm ra câu trả lời cho chính mình cùng Marcomdo Academy
Mục lục
Nghề PR Executive Là Gì?
PR Executive sẽ quản lý các mối quan hệ giữa một công ty và bên ngoài. Là một trong những “bộ mặt” của công ty và là công cụ tối đa độ hiển thị của công ty. Nhằm tăng cường sự phổ biến và mối quan hệ tốt đẹp với công chúng. Điều này giúp nâng cao nhận thức và thương hiệu của công ty với cộng đồng
Công Việc Của Một PR Executive Là Gì?
Xây Dựng Và Phát Triển Kế Hoạch Truyền Thông, PR Sản Phẩm
Xây dựng kế hoạch PR để hỗ trợ Giám đốc Marketing trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông như sự kiện quảng bá sản phẩm, pickup sản phẩm,… Đồng thời lên các kế hoạch PR hiệu quả như pickup sản phẩm mới, xây dựng mối quan hệ khách hàng.. bằng các chiến lược và chiến thuật phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Duy Trì Và Kiểm Soát Mối Quan Hệ Với Giới Truyền Thông
Duy trì và kiểm soát mối quan hệ với giới truyền thông bằng cách thiết lập, duy trì quan hệ và giám sát các thông cáo báo chí, các hình ảnh, bài PR,… bên trong và bên ngoài công ty theo phân công. Bên cạnh đó, tối ưu tần suất xuất hiện và tin bài tốt. Tối ưu các tin liên quan hoạt động công ty bằng nhiều kênh như TV, báo chí, internet,…
Các Công Việc Khác Của Một PR Executive
Phân tích kết quả chiến lược PR đã thực hiện. Báo cáo kết quả từ chiến lược để có giải pháp cải thiện hiệu quả hơn nếu chiến lược chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng. Đồng thời, tổ chức và phối hợp với các phòng ban khác để tổ chức các hoạt động PR theo sự phân công của Giám đốc Marketing
Yêu Cầu Của Một Nhân Viên Quan Hệ Công Chúng – PR Executive Là Gì?
- Tốt nghiệp Đại học trở lên, ưu tiên tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông Marketing, PR, Báo chí
- Tối thiểu 1 năm kinh nghiệm tại các vị trí tương đương
- Khả năng giao tiếp tốt, quản lí thời gian và giải quyết vấn đề tốt
- Có khả năng đọc và dịch tiếng Anh sang tiếng Việt. Hiểu biết rõ về truyền thông
- Kiến thức vững chắc về Social Media (Facebook, blog, Twitter,Zalo…)
Những Yếu Tổ Chứng Tỏ Bạn Là Một PR Executive – PR Executive Là Gì?
- Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ: am hiểu các công cụ PR như Community Involvement, News, Social Investment, Events,…
- Kỹ năng ngôn ngữ: có khả năng giao tiếp tốt, tự tin thuyết trình trước đám đông. Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh
- Phân tích dữ liệu: phân tích dữ liệu khách hàng để có thông tin. Từ đó thực hiện và cải tiến các chiến lược marketing thông qua các kênh truyền thông số
- Thiết lập mối quan hệ truyền thông: khéo léo giao tiếp và giữ mối quan hệ với giới truyền thông – báo chí. Biết cách giải quyết khủng hoảng truyền thông
- Năng lực sáng tạo và đối mặt với áp lực: Có sự kết hợp giữa tính sáng tạo và tư duy logic. Có kỹ năng sắp xếp và quản lí thời gian hợp lí.
- Kỹ năng làm việc nhóm: có sự hợp tác với các thành viên trong team và các thành viên phòng ban khác để tổ chức tốt các hoạt động PR
Tại Sao Nên Thử Sức Với Nghề Pr Executive
Tính Cấp Thiết Của Nghề
Bất kì tổ chức nào mong muốn tồn tại trong thị trường cạnh tranh như hiện nay. Ngoài việc làm thế nào để đạt được mục tiêu doanh thu, thì các công ty còn phải chú ý đến việc giữ gìn mối quan hệ với giới truyền thông bên ngoài. Bởi lẽ hoạt động của công ty không thể tách rời với sự hoạt động của các tổ chức bên ngoài công ty.
Hoạt động PR có thể được coi là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. Vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, và tạo được tiếng vang lớn khi chuyển tải được các hình ảnh doanh nghiệp đến gần với công chúng. Bên cạnh đó, kênh truyền thông này sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những khủng hoảng truyền thông. Khi gặp khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, hỗ trợ và bênh vực từ phía cộng đồng.
Ngành “Hot” Cho Giới Trẻ
Công việc của người làm PR liên quan đến báo chí và nhiều công việc khác. Các công việc như tổ chức sự kiện, lễ hội, quan hệ báo chí, lập kế hoạch…Vì thế, PR là một lựa chọn khá tốt cho những bạn trẻ có khả năng viết lách, đam mê sáng tạo và thích thử thách.
Theo thống kê hằng năm từ các trường như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Hòa Bình, Đại học Văn Lang. Thì số lượng thí sinh xét tuyển cho ngành nghề này quá lớn, luôn quá tải số lượng hồ sơ đăng kí.
Mức Thu Nhập Cao
Giới trẻ coi PR là “ngành hái ra tiền”. Theo thống kê cuả trang VIETNAMSALARY, thu nhập trung bình thấp nhất của một người làm PR Executive tại Việt Nam là từ 6 triệu đồng. Mức thu nhập trung bình là từ 11-14 triệu đồng một tháng.
Đa Dạng Hóa Cơ Hội Nghề Nghiệp
PR được xếp vào nhóm ngành kinh tế. Nhưng sau khi tốt nghiệp, người được đào tạo PR có thể làm việc tại nhiều nơi thuộc khối ngành nhân văn. Cơ hội việc làm tại các báo đài trên cả nước, tại các viện nghiên cứu. Tham gia giảng dạy tại các trung tâm, các trường Cao đẳng, Đại học. Ngoài ra, người học PR có thể làm việc tại các tập đoàn lớn, nhỏ trong cả nước. Bằng các hoạt động liên quan đến PR như tổ chức sự kiện, thông tin nội bộ, tham vấn chiến lược, quảng cáo, Marketing…
Rèn Luyện Tính Sáng Tạo
Ngành công nghiệp truyền thông – PR được coi là ngành công nghiệp manh tính sáng tạo. Tính sáng tạo này được xây dựng trên cơ sở logic, bài bản. Làm PR, bạn được đặt mình trong một hệ thống những con người năng động, sáng tạo. Là người luôn luôn đối mặt với những cơ hội và đôi khi là thách thức mới.
Rèn Luyện Khả Năng Giao Tiếp
Chuyên viên PR làm việc trong các bộ phận PR, tuyên truyền, quảng cáo. Hoặc thông tin báo chí của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các Bộ, ban ngành, v.v.. Tất cả những công việc đó cho thấy muốn làm nghề PR, bạn phải có năng lực giao tiếp tốt. Bạn cần có khả năng ứng xử khéo léo, khả năng truyền đạt ý tưởng, khả năng viết và nói thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Do đó việc học PR Executive sẽ giúp bạn tôi luyện thêm kỹ năng cho mình.
Nâng Cao Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề
Thông qua việc phải thường xuyên đối mặt với áp lực về thời gian. Phải thích ứng với nhiều hoàn cảnh và phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để giải quyết mọi trường hợp. Phải làm việc ở môi trường nhiều áp lực, sức ép cao. Điều đó sẽ giúp bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp khủng hoảng tốt hơn.
Trẻ trung, năng động, nhiệt tình và đầy sáng tạo là hình ảnh của những người trẻ đang làm nghề PR hiện nay. Điều quan trọng trong nghề PR là bạn phải luôn
biết bạn là ai? Bạn cần gì? Và trên hết là sự đam mê với nghề nghiệp của mình, với con đường mình chọn. Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Marcomdo Academy sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về nghề PR Executive, những yêu cầu và yếu tố để trở thành một PR Executive chuyên nghiệp.