Học Content Marketing là cần thiết cho tất cả những ai muốn làm việc trong ngành Marketing. Khởi nguồn từ mọi hoạt động Marketing hầu như đều bắt nguồn từ Content dù ít hay nhiều. Hãy cùng Marcomdo Academy tìm hiểu về Content Marketing và cách tự học Content Marketing cho người mới.
Mục lục
1. Content Marketing Là Gì?
Content Marketing là hoạt động marketing dựa vào việc đưa những content hữu ích tới cho khách hàng. Nhằm mục đích thu hút và giữ chân khách hàng.
Ví dụ:
– Facebook Marketing thì Content Marketing là những bài viết, hình ảnh, video về sản phẩm, thương hiệu.
– Email Marketing thì Content Marketing là những nội dung hữu ích trong email.
– Youtube Marketing: Content Marketing là những video chia sẻ hữu ích.
Kể cả Marketing Offline, như treo banner quảng cáo ngoài trời: Content chính là những hình ảnh, nội dung trên banner…
Content Marketing là “máu” của toàn bộ hoạt động marketing từ Facebook, Website, Youtube… Vì toàn bộ các hoạt động trên tất cả kênh này, xét cho cùng thì cái khách hàng nhìn thấy là hình ảnh, là video, là một đoạn văn bản…Tất cả những thứ đó đều là content. Đó là lý do, hầu hết những người làm Marketing nói chung, Digital Marketing nói riêng đều nên học về Content.
2. Xu Hướng Của Content Marketing 2020
Cùng với sự phát triển công nghệ 4.0, hành vi của người dùng cũng có nhiều thay đổi. Vì vậy, Content Marketing cũng có nhiều thay đổi, dưới đây là 5 xu hướng Content Marketing trong năm 2020:
-
Xu hướng video ngắn:
Vì hành vi người dùng trên internet là lướt rất nhanh, thời gian đứng lại trước mỗi content rất ngắn. Nên video ngắn là dạng content nhận được sự quan tâm cao hơn vì nội dung thu hút hơn. Đặc biệt là sự xuất hiện và lên ngôi của tiktok.
-
Xu hướng livestream:
Livestream là hình thức hầu như ai dùng Facebook đều biết. Livestream tạo nên không gian thuận tiện để thương hiệu và người dùng có thể tương tác hai chiều trực tiếp giúp gia tăng niềm tin giữa hai bên.
-
Xu hướng content viral:
Content viral mang lại những giá trị cho khách hàng như giải trí, giá trị sống…người dùng chủ động chia sẻ/lan truyền. Nếu doanh nghiệp có thể tạo ra content viral, thì nó có thể mang lại hiệu quả về mặt truyền thông thương hiệu rất lớn. Thay vì doanh nghiệp nói về chính họ, thì khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp làm việc đó.
-
Xu hướng content sáng tạo:
Vì hiện nay nhà nhà người người làm content và đa số là copy lẫn nhau. Khách hàng nhàm chán khi phải thấy những bài bán hàng như nhau vì vậy xu hướng ngày càng được coi trọng trong dân content là sáng tạo. Những agency mới về creative được ra đời để giải quyết bài toán này.
-
Xu hướng content automation:
Là content cá nhân hóa người dùng và sản xuất một cách tự động. Một email tự động gửi đến cho bạn, một tin nhắn cảm ơn tự động gửi vào hộp thư facebook, một dòng thông báo tự động xuất hiện khi bạn vào website…
3. Phân Loại Content Marketing
Dựa trên hình thức, có 5 loại Content Marketing phổ biến:
-
Bài viết
Bài viết là content dưới dạng chữ, phổ biến ở các kênh như Facebook, Website. Bài viết là dạng nội dung có thể truyền tải nhiều thông tin đến người xem. Để các bài viết trở nên thu hút, nên kết hợp với hình ảnh đi kèm. Khi viết bài trên Facebook, thì cần chú ý hạn chế để bài viết quá dài, vì người dùng có xu hướng ngại xem các nội dung quá dài. Đồng thời chú ý trong việc chia đoạn rõ ràng và sử dụng các icon phù hợp để giúp bài viết rõ ràng và dễ đọc hơn.
– Ưu điểm: Sản xuất nhanh, ít tốn công và chi phí.
– Nhược điểm: Phải xây dựng các bài viết phải thật sự hữu ích và có giá trị với người xem.
-
Hình ảnh
Hình ảnh là dạng content truyền tải thông điệp thông qua hình ảnh. Hình ảnh là dạng content phổ biến trên các kênh như Facebook, Instagram. Khi sử dụng hình ảnh, nên chú ý kích thước, thiết kế hình đúng theo tỷ lệ sẽ giúp hình ảnh hiển thị đẹp mắt hơn. Ví dụ như khi thiết kế hình cho Facebook: Nếu dùng hình đơn thì nên ưu tiên hình có kích thước 900 x 900 hoặc hình chữ nhật đứng (603 x 900) …
– Ưu điểm: Thu hút hơn, hấp dẫn hơn, trực quan hơn content dạng chữ.
– Nhược điểm: Cần người biết thiết kế hoặc chụp ảnh, cần đầu tư nhiều thời gian hơn.
-
Video
Video là hình thức content được người dùng yêu thích nhất. Video là hình thức content phổ biến trên các kênh như Youtube, Facebook, Tik Tok. Tùy vào mỗi kênh, thời lượng hoặc đặc tính của các video sẽ khác nhau. Khi làm video Marketing, quan trọng nhất là ở những giây đầu tiên vì nó quyết định người dùng có xem tiếp hay không.
– Ưu điểm: Thu hút hơi, truyền tải nhiều nội dung một cách sinh động hơn, có thể kết hợp cả âm thanh.
– Nhược điểm: Kỳ công hơn trong quá trình sản xuất, chi phí sản xuất cao.
-
Infographic
Infographic (info là thông tin, graphic là hình ảnh) là một hình thức kết hợp giữa chữ và hình ảnh minh họa. Là dạng content thường được sử dụng trên Facebook hoặc Website. Trình bày thông tin dưới dạng infographic giúp tóm lược và hệ thống nội dung, từ đó giúp người xem nhanh chóng và dễ dàng nắm bắt thông tin hơn.
– Ưu điểm: Nội dung được trình bày đẹp, có hệ thống, trực quan và dễ hiểu.
– Nhược điểm: Cần người thiết kế, kỳ công và tốn nhiều thời gian.
-
Ebook
Ebook là hay còn gọi là sách điện từ, là dạng content chia sẻ kiến thức hữu ích ở một lĩnh vực nào đó. Trên trang bìa hoặc ở header/footer của ebook là logo/tên thương hiệu. Ebook là một trong những dạng content marketing giúp doanh nghiệp trở thành chuyên gia về một lĩnh vực nào đó trong mắt khách hàng.
– Ưu điểm: Người dùng có thể tải về máy để xem nhiều lần, có thể share cho nhiều người.
– Nhược điểm: Thời gian đầu tư nhiều, đòi hỏi chuyên môn cao.
4. Cách Tự Học Content Marketing Miễn Phí Cho Người Mới Bắt Đầu
Bước 1: Học công cụ, kỹ thuật trước
Muốn học Content Marketing hãy bắt đầu học công cụ trước, điển hình là các công cụ thiết kế hình ảnh/video. Vì hầu hết, dù làm content loại nào thì cũng cần làm hình ảnh/video. Trong thiết kế, đầu tiên là học kỷ thuật trước: như học các sử dụng các công cụ trong phần mền, sau đó sẽ học về thẩm mỹ: Cách phối màu, cách chọn font chữ, chọn bố cục phù hợp…
Đầu tiên, học các công cụ thiết kế nhanh như:
– Công cụ thiết kế ảnh: canvas, design bold, uplevo,…
– Công cụ làm video như: camtasia, proshow,…
Tiếp đến, học cách sử dụng các kênh truyền thông như: Youtube, Tiktok, Facebook, Website
– Youtube: Học tối ưu kênh (avata, cover, thông tin), cách up 1 video lên kênh, chỉnh sửa tiêu đề, mô tả, thumbnail, gắn thẻ …
– Facebook: Học tối ưu kênh (avata, cover, thông tin), đăng hình ảnh đúng kích thước, …
– Website: Học cách đăng bài viết lên 1 website, …
Bước 2: Học luyện viết từ đầu
1. Chọn một chủ đề: Nên chọn 1 chủ đề mà bạn quan tâm hoặc yêu thích và có nhiều kiến thức về nó. Ví dụ, bạn có thể chọn các chủ đề về du lịch, ẩm thực, thời trang…
2. Thiết kế kênh để viết: Bạn có thể chọn các kênh phổ biến như Fanpage hoặc Blog để tự luyện viết.
3. Nghiên cứu nội dung: Tham khảo cách viết từ các bên khác, tìm thông tin, chủ đề, nội dung muốn viết từ các nguồn khác nhau như từ blog, facebook của 1 ai đó, hoặc youtube hoặc qua sách, báo…
4. Viết bài và nhờ góp ý: Sau khi đăng lên kênh của mình, bạn có thể nhờ bạn bè vào đọc và góp ý, sau đó thay đổi và cải thiện cách viết dần dần.
Bước 3: Học các kỹ thuật viết
– Kỹ thuật Content chuẩn SEO: Là kỹ thuật viết được áp dụng cho các bài viết trên Website, nhằm mục đích SEO Website. Các kỹ thuật Content chuẩn SEO như: phân bổ từ khóa, tối ưu tiêu đề, tối ưu mô tả bài viết, tối ưu hình ảnh…
– Kỹ thuật viết bài bán hàng AIDA: Là một trong những kỹ thuật viết bài bán hàng kinh điển, có thể áp dụng ở nhiều hình thức khác nhau từ bài viết trên Facebook, video quảng cáo bán hàng. AIDA là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động).
– Kỹ thuật viết bài bán hàng PAS: Tương tự như chức năng của công thức viết bài AIDA. PAS là viết tắt của: Problem: Trình bày vấn đề; Agitate: Khuấy động, kích động; Solution: Giải pháp
– Các kỹ thuật viết tiêu đề hấp dẫn như: Tiêu đề tạo sự bất ngờ, Tiêu đề dạng câu hỏi, Tiêu đề gợi trí tò mò, …
Bước 4: Đúc rút kinh nghiệm qua thực hành
Nếu viết bài trên Fanpage, hãy kết hợp share lên Facebook cá nhân và share vào các group liên quan. Từ đó đo lường chất lượng bài viết qua lượng tương tác. Tuy nhiên, nếu số lượng người xem quá ít thì kết quả trả về cũng không quá chính xác. Hoặc một số chủ đề không được quan tâm thì cũng sẽ không nhận được tương tác quá cao.
Nếu viết bài trên Website/Blog, thì đo lường chất lượng content qua số lượng view, tỷ lệ thoát trang. Khác với bài viết trên Fanpage, để nhiều người có thể xem được bài viết trên web/blog của bạn, bạn cần lưu ý các kỷ thuật viết bài chuẩn SEO.
Bước 5: Đọc và học thêm kiến thức về content, marketing
– Đọc thêm các kiến thức nền tảng về Content, Marketing qua một số sách như: Marketing căn bản, Content hay nước bọt…
– Giao lưu, kết nối với những người giỏi trong lĩnh vực: Tham gia các workshop chia sẻ hoặc follow facebook, blog cá nhân để học hỏi
– Đúc rút ra công thức riêng của bản thân: Tổng kết kinh nghiệm bằng các kiến thức, kỹ thuật viết trong quá trình tập viết và học hỏi
5. Nguồn Tài Liệu Tự Học Content Marketing
Có 4 nhóm tài liệu mà bất kỳ người làm content marketing nào cũng nên có:
Nhóm 1: Học kiến thức về chủ đề mình đang viết
Phải thật am hiểu về sản phẩm/chủ đề của mình thì thì lúc đó bạn mới thật sự tự do trong con chữ. Giàu kiến thức về chủ đề bạn viết sẽ giúp cho các bài viết của bạn giàu giá trị với người dùng hơn. Tùy vào chủ đề, bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức ở các nguồn khác nhau như website, youtube, sách…
Nhóm 2: Học kiến thức Marketing căn bản
Học kiến thức Marketing căn bản để hiểu khách hàng của mình là ai? họ muốn gì? nhu cầu của họ ra sao? Học kiến thức Marketing cung cấp cho bạn 1 nền tảng về Marketing. Từ đó, sau khi thuần thục qua việc tự luyện, bạn có thể chuyển sang viết các dạng khác dễ dàng, như: viết bài quảng cáo, viết kịch bản video…
Nhóm 3: Học kỹ thuật viết chuyên sâu
Đọc thêm sách như Nghệ thuật Viết Quảng cáo, Làm bạn với hình làm tình với chữ… để học những kỹ thuật viết chuyên sâu. Lưu ý, trước khi chưa quá giỏi, bạn không nên sáng tạo (nghĩ gì viết nấy) quá nhiều. Sáng tạo rất tốt, nhưng nó phù hợp sau khi bạn đã nắm rõ các kỹ thuật viết bài.
Nhóm 4: Học cách viết từ những người giỏi
Học từ những người giỏi đi trước là cách học thực tế nhất. Bạn có thể học từ những người giỏi bằng cách tham gia các group chia sẻ trên facebook, cộng đồng isocial. Ngoài ra, follow những người giỏi trong ngành như Nguyễn Đức Sơn, Mai Xuân Đạt,…để học cách hành văn của họ.
Kết luận
Content Marketing đã và đang là một trong những công việc hấp dẫn, bạn có thể tự học Content Marketing. Với những chia sẻ ở trên, nếu bạn thật sự thấy thích, hãy bắt đầu tự học và luyện tập. Nếu sau một thời gian tiếp cận, bạn thấy đây là một thứ mình đam mê nghiêm túc. Bạn có thể tham gia các khóa học chuyên nghiệp hoặc xin làm CTV content cho các công ty để phát triển thêm kỹ năng.