Công việc marketing thường bị lầm tưởng là công việc đăng quảng cáo, chào bán sản phẩm hoặc các chương trình khuyến mãi… Tuy nhiên điều này chưa thực sự đúng. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: “Vậy chính xác nghề marketing là gì? Chúng ta cần có những gì để tồn tại và phát triển trong nghề này?” Để trả lời câu hỏi đó. Hãy cùng Marcomdo Academy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Làm Nghề Marketing Là Làm Gì?
Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Tùy vào đặc điểm, quy mô và định hướng của từng công ty mà mỗi nhân viên marketing phải đảm nhận mỗi công việc khác nhau. Có thể chia làm các công việc chính sau:
-
Nghiên Cứu – Khảo Sát Thị Trường
Nghiên cứu, thu thập thông tin từ thị trường như nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, phản ứng của khách hàng. Đây là công việc cơ bản nhất. Bạn phải phân tích các thuận lợi, khó khăn của thị trường mới. Phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Dự báo các đối thủ sẽ phản ứng như thế nào sau chiến dịch. Cũng như đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh tiếp theo.
-
Quan Hệ Công Chúng
Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác – khách hàng. Lên kế hoạch xây dựng hình ảnh công ty giúp khách hàng có cảm tình, quan tâm đến sản phẩm, thu hút sự chú ý của công chúng. Bạn phải luôn theo dõi phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình. Và là người “giữ hồn” cho thương hiệu của mình.
-
Quảng Cáo
Bạn là người đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của nhà mình ra các phương tiện truyền thông đại chúng. Các kênh phổ biến hiện nay như tivi, radio, báo, internet, banner, biển quảng cáo,…Đưa kế hoạch marketing vào hoạt động, tác động vào thói quen và khiến người tiêu dùng mua sản phẩm của mình.
-
Copywiter
Đưa sản phẩm đến với khách hàng thông qua ngôn ngữ thể hiện một cách khéo léo để bán hàng tốt hơn. Chuyên viết và dịch lời quảng cáo, các câu slogon, các kịch bản quảng cáo…Mang thông điệp sản phẩm đến gần với khách hàng. Biến ngôn từ thành lợi nhuận kinh doanh.
-
Promotion
Triển khai, thiết kế hệ thống kênh phân phối đưa sản phẩm đến gần với khách hàng. Thông qua việc tổ chức các sự kiện như khuyến mãi, tặng sản phẩm dùng thử…Ngoài ra còn tham gia vào các sự kiện tài trợ, liên tục đưa ra những kế hoạch mới, thay đổi, sáng tạo,..Đồng thời đánh giá hiệu suất chương trình.
-
Bán Lẻ
Tìm kiếm khách hàng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đến tay khách hàng. Giới thiệu, tư vấn dưới mọi hình thức nhằm giúp khách hàng lựa chọn các dịch vụ, sản phẩm của bạn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây là bộ phận trực tiếp kiếm tiền về cho doanh nghiệp.
Các Yêu Cầu Đối Với Nghề Marketing
- Trang bị kiến thức chuyên môn: Để có một công việc marketing tốt mang lại thu nhập cao thì đây là yêu tố đầu tiên bạn cần có. Bạn cần biết các kiến thức về SEO, Content marketing, Email marketing,…
- Phải có tư duy sáng tạo: Sáng tạo không ngừng là một yếu tố quan trọng đòi hỏi phải có ở người làm marketing. Bạn cần có những ý tửng độc đáo về nội dung, về hình ảnh, về ngôn ngữ,.. giúp chiến dịch của bạn thu hút được nhiều khách hàng.
- Khả năng giao tiếp: Khi bạn có khả năng thuyết trình, giao tiếp tốt, đàm phán tốt bạn không chỉ truyền đạt thông tin đến đồng nghiệp một cách rõ ràng mà còn thuyết phục được khách hàng tin dùng sản phẩm của bạn.
- Khả năng lên kế hoạch và quản lí dự án: Là người làm trong lĩnh vực phân tích, xây dựng các chiến dịch truyền thông. Bạn cần phải có khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý nhiều dự án quảng cáo mới.
- Khả năng làm việc độc lập và chịu áp lực cao: Marketing là phản ánh sự biến đổi không ngừng của thị trường. Bạn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh đa dạng cũng như khối lượng công việc lớn.
Các Vị Trí Công Việc Của Ngành Nghề Marketing Hiện Nay
Người học marketing sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận. Tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các vị trí khác nhau. Ta có thể chia thành 2 loại hình công ty như sau:
Các vị trí marketing tại Agency
- Copywriter
- Art Director (Giám đốc nghê thuật)
- Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
- Designer (Nhà thiết kế)
- Account Manager (Quản lí Account )
- Marketing Executive ( Nhân viên marketing)
Các vị trí marketing tại Client
- Brand Manager (Quản lí thương hiệu)
- Trade Marketing Manager (Quản lí tiếp thị kinh doanh)
- Market Research ( Nghiên cứu thị trường)
- Media Manager (Quản lí truyền thông)
- Assistant Manager (Trợ lí)
- Executive (Các nhân viên marketing)
Các Tính Cách Cần Có Trong Ngành Marketing
- Nhạy bén, kiên trì: Với sự thay đổi linh hoạt của thị trường. Người làm nghề marketing phải nhạy bén các thông tin, số liệu. Đồng thời phải kiên trì thực hiện điều hành các dự án mang lai hiệu quả cao trong công việc.
- Tự tin: Sự tự tin trong marketing không đồng nghĩa với việc bạn luôn cho mình là đúng. Tự tin ở đây là hiểu mình, hiểu rõ công việc để đưa quyết định đúng đắn trước mỗi dự án mới.
- Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro: Cơ hội càng lớn thì thách thức càng nhiều. Bạn cần phải mạo hiểu cho những chiến dịch mới và chấp nhận các rủi ro có thể gặp phải. Bởi vì bạn là người tiên phong trong nghề.
- Quan sát và lắng nghe: Biết cách lắng nghe và quan sát hành vi khách hàng. Điều này giúp bạn khám phá được khách hàng thích gì, thói quen của họ,… Để từ đó có những chiến lược phù hợp với đối tượng của mình.
Marcomdo Academy hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn định hình rõ về nghề marketing hiện nay. Các bạn có thể tham khảo và trau dồi để có thể có được một việc theo đúng sở thích của mình nhé! Chúc các bạn thành công.