Digital Marketing Manager được xem là nhân vật quan trọng nhất trong mọi chiến lược sáng tạo. Họ là người “cầm đầu”, là nhân vật chủ chốt và là vị trí mà nhiều người mơ ước. Vậy làm thế nào để trở thành một Digital Marketing Manager giỏi? Hãy để Marcomdo Academy mách nhỏ cho bạn nhé.
Mục lục
Digital Marketing Manager Là Gì?
Digital Marketing Manager là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát hiệu quả và báo cáo hiệu suất các hoạt động truyền thông số của doanh nghiệp. Đây được xem là vị trí chịu trách nhiệm chính trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu.
Làm Digital Marketing Manager Là Làm Gì?
Xây Dựng, Triển Khai Thực Hiện Chiến Lược Marketing
- Xây dựng chiến lược marketing: Lên chiến lược marketing trên các kênh truyền thông số để tăng độ nhận diện sản phẩm – dịch vụ, tăng traffic đến Website/ Fanpage của công ty.
- Triển khai thực hiện chiến lược: thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông số (Google Adwords, Facebook, Zalo…). Quản lí hoạt động truyền thông qua kênh Social Media, Website, Email.
Phân Tích Và Đo Lường Dữ Liệu Thu Thập Được
- Phân tích dữ liệu thị trường: phát hiện cơ hội Marketing bằng cách thu thập dữ liệu bán hàng. Nghiên cứu dữ liệu bán hàng và phân tích các dữ liệu bán hàng, dữ liệu thị trường.
- Đo lường và báo cáo hiệu suất: đánh giá các mục tiêu thông qua ROI và KPI. Báo cáo hiệu suất của tất cả các chiến dịch Digital Marketing. Kiểm soát hình ảnh thương hiệu trên các kênh truyền thông số.
Các Công Việc Khác Của Một Digital Marketing Manager
- Đề xuất kế hoạch hành động: Đánh giá việc quảng cáo, mua hàng, các chương trình khuyến mãi. Từ đó, đề xuất các kế hoạch bán hàng cho từng loại sản phẩm.
- Cập nhật insight khách hàng: thu thập và đánh giá dữ liệu phản hồi của khách hàng. Áp dụng dữ liệu thu thập được và phân tích chúng để tạo ra các giải pháp truyền thông sáng tạo.
- Giám sát hiệu quả SEO: giám sát việc tối ưu hóa SEO để đẩy mạnh tên tuổi, đẩy mạnh thương hiệu. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên hệ thống Website.
- Duy trì các mối quan hệ: xây dựng, duy trì và kiểm soát chặt chẽ các mối quan hệ với các khách hàng lớn, khách hàng quan trọng. Duy trì mối quan hệ đối tác với các Agency.
- Quản lí đội ngũ chuyên viên digital: chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng Digital Marketing. Đào tạo và quản lí chuyên môn của chuyên viên thuộc bộ phận.
- Báo cáo định kì: báo cáo lên Giám đốc Marketing về hiệu quả của các thủ thuật SEO, hiệu quả Marketing trên các kênh truyền thông số. Và đề xuất các giải pháp để tăng tính hiệu quả.
Yêu Cầu Của Một Người Làm Digital Marketing Manager Là Gì?
- Tốt nghiệp Đại học các ngành có liên quan Sales, Marketing, Quản trị kinh doanh,…
- Kinh nghiệm 4 năm làm Quản lý bộ phận Digital Marketing hoặc vị trí tương đương.
- Có kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketing ở mọi khía cạnh (branding, sản phẩm, phân phối,…).
- Sử dụng thành thạo các công cụ số và các kênh truyền thông số.
- Có kiến thức Marketing bài bản và khả năng phân tích thị trường.
- Sáng tạo, linh động trong việc thay đổi, mở rộng và thử nghiệm mới các giải pháp Marketing cho công ty.
- Có khả năng tổ chức và quản lí thời gian hợp lí.
Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Digital Marketing Giỏi?
Để trở thành thành viên chủ chốt nắm toàn bộ hoạt động Marketing, không phải là chuyện có thể kể ngày một ngày hai. Mà đó là cả một quá trình dài với nhiều gian nan, thử thách. Và trong quá trình đó, bạn cần phải trao dồi cho bản thân những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức về Marketing. Để có cái nhìn tổng quan và đưa ra chiến lược tốt nhất.
Những Kỹ Năng Cần Thiết
Kỹ Năng Lãnh Đạo
Khác với vị trí chuyên viên Digital Marketing, một nhà quản lý về Marketing cần phải là bậc thầy về quản lý con người. Và khiến các “đồng đội” cùng chung sức với mình trong mọi chiến dịch marketing. Luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong team.
Xây dựng, phát triển team và biết cách giải quyết khi có xung đột giữa các thành viên với nhau. Là người đào tạo, giám sát và góp ý chuyên môn cho các thành viên thuộc team Digital Marketing. Là người chịu trách nhiệm quản lí đội ngũ thành viên trong team.
Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu
Đối với Digital Marketing, sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn nếu bạn không nhanh nhạy về con số. Lý do là bởi để thực thi và cải tiến chiến lược Marketing, bạn cần đọc và hiểu dữ liệu về chiến dịch, khách hàng, cũng như hiệu quả các kênh Digital Marketing. Từ đó triển khai thực hiện và cải tiến các chiến lược Marketing thông qua các kênh truyền thông số (Tivi, Digital, Radio,…).
Kỹ Năng Sử Dụng Các Công Cụ Phân Tích Dữ Liệu
Bên cạnh việc đọc và hiểu dữ liệu, bạn còn cần sử dụng thành thạo các công cụ như Hootsuite, Tweetdeck, Facebook Insights, Twitter analytics hay Google analytics. Ngoài ra, bạn còn cần sử dụng tốt các phương thức như SEO, Email Marketing,… để dễ dàng tiếp cận với khách hàng, đẩy nhanh doanh số bán sản phẩm.
Năng Lực Đổi Mới Và Sáng Tạo
Ở thời đại mà các công cụ kỹ thuật số phát triển với tốc độ chóng mặt, và có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh hùng mạnh. Doanh nghiệp sẽ khó có thể trụ vững nếu không liều mình thử nghiệm, sáng tạo và đổi mới. Chỉ có bước ra khỏi vùng an toàn, doanh nghiệp mới có thể bỏ xa các đối thủ cạnh tranh và giữ vị trí số một trong tâm trí của khách hàng. Vậy nên, Digital Marketing Manager cần đưa ra những ý tưởng táo bạo và sẵn sàng hành động để thực thi những ý tưởng đó.
Những Kinh Nghiệm Tích Lũy
Về kinh nghiệm làm Marketing, bạn có thể trau dồi kinh nghiệm thông qua công việc thực tế hàng ngày. Bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ những bậc tiền bối đi trước trong ngành như sếp của bạn, anh chị em làm Marketing trong các nhóm cộng đồng, các Fanpage. Tham gia các buổi hội thảo dành riêng cho marketer,…
Bên cạnh những kinh nghiệm từ thực tế tích lũy được. Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu các thông tin, xu hướng cập nhật về các ngành hàng kinh doanh của nhiều công ty. Một khi nắm vững về thị trường, bạn mới có thể đưa ra những nhận định đúng đắn, và giảm khả năng thất bại khi triển khai Digital Marketing.
Chẳng hạn, khi làm Marketing cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (thực phẩm đóng gói, đồ uống, đồ dùng vệ sinh…). Bạn cần biết thông tin về các đối thủ trong lĩnh vực đó. Tìm hiểu những thông tin về xu thế phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh, cũng như vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành.
Kiến Thức Về Marketing Và Digital Marketing
Bạn sẽ khó có thể trụ vững trong ngành Digital Marketing nếu không nắm vững về các nguyên lý Marketing căn bản, đặc điểm, xu hướng của digital marketing. Ngay từ khi còn là một nhân viên, bạn cần tự trau dồi những kiến thức marketing hàng ngày. Bằng cách đọc qua sách, báo, tạp chí, các chuyên gia xung quanh… Và hơn hết là qua công việc Marketing thực tế hàng ngày mà bạn đã học hỏi được.
Trên đây là những yêu cầu, công việc thực tế và cách để trở thành một Digital Marketing Manager giỏi. Hy vọng qua những chia sẻ thú vị từ Marcomdo Academy bạn đã có cho mình lộ trình nghề nghiệp rõ ràng hơn cũng như trao dồi nhiều kĩ năng hơn để đến được vị trí đáng mơ ước này.