Khi nói đến SEO Onpage, chắc chắn bạn đã nghe tới những yếu tố như meta title, meta keywords, hay mật độ từ khóa,….
Nhưng đã bao giờ bạn tổng hợp nó lại để hình thành nên một chiến lược SEO Onpage hợp lý. Nếu bạn đang tìm những yếu tố SEO onpage quan trọng nhất mà trong tất cả các dự án đều có thể áp dụng thực tế. Chắc chắn bài viết này là dành cho bạn.
SEO Onpage là gì?
SEO onpage là phương pháp gồm những yếu tối để tối ưu website với mục đích cải thiến thứ hạng tìm kiếm của website. So với phương pháp SEO offpage thì đây là phương pháp tiết kiệm cho bạn và doanh nghiệp rất nhiều chi phí và thời gian.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 16 yếu tố onpage quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ tới website của bạn nhất. Đặc biệt nếu website của bạn làm bằng mã nguồn WordPress thì chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tối ưu phù hợp với mã nguồn này.
Mục lục
- Đường dẫn thân thiện
- Tiêu đề bắt đầu với từ khóa.
- Đặt thẻ tiêu đề làm thẻ H1.
- Thêm đa phương tiện vào nội dung.
- Thêm từ khóa phụ vào H2.
- Từ khóa có mặt trong 100 từ đầu tiên.
- Thân thiện với di động.
- Sử dụng liên kết ra ngoài.
- Sử dụng liên kết nội bộ.
- Tăng tốc độ Website.
- Từ khóa đồng nghĩa.
- Sử dụng nút chia sẻ mạng xã hội.
- Đăng nội dung dài.
- Tăng nhận xét.
- Lời Kết
Đường dẫn thân thiện
Google đã từng tuyên bố rằng một URL chuẩn SEO là một URL có độ dài ngắn 3-5 từ. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu rất nhiều . Phát hiện một website bao gồm những URL ngắn thường sẽ có lợi thế hơn những website có URL xấu.
Đứng trên góc độ người dùng, người dùng cũng sẽ thích những URL ngắn gọn. Đặc biệt là họ có thể nhìn vào URL và hiểu nội dung của trang web.
Vậy đường dẫn xấu là những đường dẫn như thế nào?
Ví dụ: seodo.com/p=123 (Url xấu).
Seodo.com/18/05-2018/category/16-yeu-to-toi-uu-chuan-seo (Url quá dài).
Vì vậy hãy ngắn gọn và tối giản URL lại. Ví dụ: Seodo.com/seo-onpage.
Nếu website của bạn được làm bằng WordPress thì bạn chỉ cần vào Thiết lập – Đường dẫn tĩnh và chọn loại đường dẫn phù hợp nhé.
Tiêu đề bắt đầu với từ khóa.
Thẻ tiêu đề là yếu tố SEO Onpage quan trọng nhất mà bạn cần tối ưu.
Ngoài tác dụng giúp cho Google hiểu website của bạn nói về nội dung gì? Định hình từ khóa đối với Url đó mà nó còn giúp người dùng truy cập vào website nhiều hơn.
Một tiêu đề có từ khóa càng gần với vị trí đầu tiên thì sẽ càng dễ dàng giúp cho Google xếp hạng trang web của bạn hơn. Dưới đây là 1 ví dụ tiêu đề của một bài viết về công cụ seo trên website Backlinko.com.
Để từ khóa đầu tiêu đề là giải pháp hàng đầu để tối ưu thẻ tiêu đề. Nhưng không nhất thiết cứ phải đặt đầu tiên. Bạn có thể đặt từ khóa ở đâu bất kì trong tiêu đề, phụ thuộc vào mục tiêu mà bạn hướng tới cho tiêu đề. Bạn không nên rập khuôn theo quy tắc, như thế sẽ làm cho tiêu đề của bạn kém thu hút với người đọc.
Sử dụng một tiêu đề thu hút
Nên sử dụng những câu từ thu hút người đọc, đó là những ký tự (@, -. |). Đó là những con số (2018, 2019), đó là thứ hạng (TOP 5, TOP 50,…). Việc thêm những câu chữ này vào sẽ giúp cho tiêu đề hấp dẫn hơn, dẫn tới lượng truy cập website sẽ tăng.
Ví dụ trên là tiêu đề của chính bài viết này, ở đây tôi sử dụng nhiều con số, chắc chắn tiêu đề này hấp dẫn hơn so với tiêu đề “Những phương pháp tối ưu hóa onpage”.
Đặt thẻ tiêu đề làm thẻ H1.
Thẻ H1 là thẻ bao quát hết nội dung của bài viết, vì vậy Google coi đây là thẻ quan trọng nhất, sẽ lấy thẻ H1 để đọc đầu tiên.
Bạn hãy view source lên để xem code trang web ngay để kiểm tra tiêu đề của mình có đang phải là H1 không nhé. Nếu không phải thì bạn hãy liên hệ với bên thiết kế website để họ giúp mình thực hiện bước tối ưu này nhé.
Nếu mã nguồn của bạn là WordPress thì mặc định tiêu đề bài viết sẽ là thẻ H1. Nên trong nhiều trường hợp website của bạn là Wp thì bạn có thể yên tâm với yếu tố này.
Thêm đa phương tiện vào nội dung.
Nội dung bằng chữ sẽ giúp cho Google thu thập dữ liệu trang web của bạn tốt hơn. Nếu là một trang web có tỷ lệ thoát cao, thời gian ở lại trang thấp thì dần dần trang web của bạn cũng sẽ bị đánh giá thấp và tụt thứ hạng,
Để khắc phục điều này, bạn nên thêm đa phương tiện nhiều hơn vào bài viết. Đó là những hình ảnh liên quan, thu hút, đó là video, đó là sơ đồ,… Việc thêm nhiều đa phương tiện liên quan vào trang web giúp người dùng tương tác với website tốt hơn. Điều này làm tăng giá trị cảm nhận của người dùng trên website.
Trong từng dự án của chúng tôi cũng vậy, hình ảnh và video rất nhiều. Hiệu quả đối với người dùng và sau đấy là thứ hạng từ khóa được cải thiện rõ rệt.
Thêm từ khóa phụ vào H2.
Trước khi bắt đầu viết nội dung, chắc ai cũng đa chuẩn bị cho mình những nhóm từ khóa. Trong đó mỗi nhóm sẽ bao gồm nhiều từ khóa sẽ nằm chung trong một nội dung.
Lúc đó bạn hãy mang những từ khóa phụ trọng tâm đặt vào thẻ H2. Bước này sẽ giúp Google hiểu sâu được những nội dung nhỏ của bài viết.
Đứng trên góc độ người dùng, việc chia nhỏ nội dung ra và đặt vào thẻ H2. Điều này cũng giúp họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nội dung, dễ dàng tìm thấy những nội dung mình cần.
Từ khóa có mặt trong 100 từ đầu tiên.
Đây là những dòng nội dung đầu tiên mà Google sẽ đọc khi ghé thăm trang web của bạn. Vì thế hãy nên thêm từ khóa chính vào 100 từ đầu tiên của trang web.
Đây là bước khá đơn giản để bạn có thể chèn từ khóa vào 100 từ đầu tiên để gây tự nhiên mà không làm người dùng khó chịu.
Thân thiện với di động.
Google đã nói là những website không thân thiện với di động sẽ không có kết quá tốt trên thứ hạng tìm kiếm. Điều này đã có hiệu lực từ năm 2015 nhưng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 mới là cơn càn quét thực sự.
Hiện nay số người sử dụng do động thậm chí đã gấp 4-5 lần và vượt xa số người sử dụng những phương tiện khác như Laptop. Xu hướng công nghệ trong tương lại chính là di động. Vì vậy thay vì tập trung vào laptop như cũ thì bạn hãy tối ưu website để phù hợp với di động ngay từ bây giờ.
Có nhiều cách có thể khắc phục được sự cố này. Bạn có thể liên hệ ngay bên thiết kế website để người ta thiết kế lại cho website của bạn một giao diện di động mới. Nhưng nếu website của bạn là WordPress thì hầu hết những nhà sản xuất theme đã thiết kế bản riêng cho di động sẵn rồi.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo ngay những cách để làm cho website thân thiện với di động do Google đề xuất.
Sử dụng liên kết ra ngoài.
Một sự lầm tưởng ở nhiều người làm SEO là hạn chế những liên kết ra ngoài. Tuy nhiên đây lại là một phương pháp tối ưu trang web rất quan trọng. Một phần Google sẽ đánh giá được nội dung của trang web bạn dễ dàng hơn thông qua nội dung mà bạn liên kết ra ngoài. Nhưng khi liên kết ra ngoài hãy đảm bảo những vấn đề sau đây:
- Chỉ liên kết đến những website chất lượng, có chủ đề tương tự.
- Đặt rel=nofollow.
- Đặt mở ra tab mới.
- Không được đặt anchor text là từ khóa của chính URL của bạn.
Ảnh trên là ví dụ của một Url ra ngoài mà tôi đã đặt trọng chính bài viết này, đó là Url tới một Url của Google, rel = nofollow.
Sử dụng liên kết nội bộ.
Liên kết nội bộ là xương sống website của bạn. Vai trò của liên kết nội bộ rất quan trọng, đó là:
- Điều hướng người dùng, giữ được người dùng ở lâu hơn trong website.
- Chuyển khách hàng từ trạng thái khách hàng tiềm năng tới khách hàng trực tiếp.
- Điều hướng Bot Google, giúp bot dễ dàng lập chỉ mục nhiều trang web hơn.
- Định hình từ khóa tương ứng với landing page thông qua anchor text từ khóa.
- Tạo dòng chạy Page Rank trong website, giúp website tạo thành một hệ thống dòng chảy vững chắc.
Ảnh trên đây là một ví dụ đặt link nội bộ của Wiki. Nếu bạn để ý kỹ hơn thì hệ thống link nội bộ của Wiki tạo thành một ma trận khiến cho người dùng ở lại website rất lâu.
Tăng tốc độ Website.
Google từng tuyên bố tốc độ website là một yếu tố xếp hạng website. Có nhiều công cụ để bạn có thể kiểm tra tốc độ của website ( Google Speed, Gtmetrix, Pingdom,…).
Theo dữ liệu thống kê thì có 75% khách hàng thoát ra khỏi website khi phải chờ đợi trên 4 giây. Vì vậy hãy kiểm tra ngay tốc độ website và cải thiện nó ngay lập tức.
Trên đây là điểm tốc độ của Seodo.vn được kiểm tra bằng công cụ GTmetrix.
Từ khóa đồng nghĩa.
Thêm nhiều từ khóa đồng nghĩa vào trang web sẽ giúp người dùng và Google hiểu rõ hơn về nội dung trên trang web đấy.
Việc thêm nhiều từ khóa đồng nghĩa sẽ giảm mật đồ từ khóa xuống, làm tăng sự tự nhiên cho bài viết. Nếu bài viết lên top, ngoài từ khóa chính thì nhiều từ khóa đồng nghĩa đó có thể cùng sẽ lên Top. Nó đem lại lượng traffic nhất định cho trang web.
Để tìm được những từ khóa đồng nghĩa rất đơn giản. Bạn chỉ cần gõ từ khóa vào Google.com và kéo xuống dưới trang sẽ thấy những từ khóa đồng nghĩa mà Google gợi ý.
Ví dụ tôi gõ từ khóa dịch vụ SEO thì sẽ xuất hiện những từ khóa đồng nghĩa như trên hình.B.
Sử dụng nút chia sẻ mạng xã hội.
Tín hiệu mạng xã hội không phải là một yếu tố trực tiếp ảnh hướng tới thứ hạng từ khóa. Nhưng nó là bằng chứng chứng minh nội dung website của bạn chất lượng. Tất nhiên một nội dung có nhiều lượt chia sẻ mạng xã hội hơn thì nội dung đấy sẽ được Google đánh giá cao hơn. Nhiều người đọc cũng nhìn vào đấy đánh giá sự chất lượng của nội dung.
Vì thế bạn nên đặt nút chia sẻ mạng xã hội lên website ngay bây giờ nếu website của bạn chưa có. Hiện website Seodo.vn của chúng tôi sử dụng plugin Monarch của nhà cung cấp Eleganttheme.
Đăng nội dung dài.
Một nội dung dài luôn được Google đánh giá cao. Chúng tôi đã có nhiều cuộc nghiên cứu trên nhiều website. Chúng tôi nhận ra một trang web có nội dung dài thường sẽ có kết quả tốt hơn.
Biểu đồ trên đây được khảo sát trên 1000 website khác nhau. Với dữ liệu này đã cho thấy một trang web có nội dung dài sẽ được xếp thứ hạng tốt hơn. Thứ hạng biến động theo chiều hướng giảm dần với số chữ của trang web.
Nếu bạn chú ý kỹ hơn, mọi bài viết trên Seodo.vn của chúng tôi đều trên 1000 chữ.
Tăng nhận xét.
Một bài viết có nhiều nhận xét chứng tỏ:
- Nội dung chất lượng.
- Nội dung có nhiều tranh cài.
- Nội dung đang nhận được sự quan tâm lớn.
Và Google hiểu điều này, sẽ đánh giá cao một bài viết có nhiều bình luận, nhận xét.
Lời Kết
Trên đây là 16 chìa khóa để anh em tối ưu Onpage Seo mà SEODO đã tổng hợp.
Hi vọng rằng checklist này sẽ giúp cho anh em dễ dàng hơn trong quá trình tối ưu hóa website và đạt thứ hạng cao hơn.