Nghề Account là gì? Công việc cụ thể của nghề này như thế nào? Có sự phân chia cấp bậc nào trong nghề này hay không? Đó là những câu hỏi thường gặp của bạn – những người đang có ý định tìm hiểu về nghề nghiệp này. Vậy tại sao không thử tự tìm câu trả lời cho bản thân mình cùng Marcomdo Academy
Mục lục
Định Nghĩa Về Từ Account – Nghề Account Là Gì?
Account là một từ tiếng Anh có rất nhiều nghĩa khác nhau tùy theo hoàn cảnh sử dụng. Từ Account có một số nghĩa thường gặp là: tài khoản, sự thanh toán, khoản thanh toán, mảng khách hàng,…
Account là từ chuyên ngành được dùng trong các ngành như: cơ khí, công trình, xây dựng – viễn thông, kỹ thuật và đặc biệt là khối ngành kinh tế. Trong khối ngành kinh tế (dịch vụ, marketing, quảng cáo, kinh doanh,…) từ Account được dùng với ý nghĩa là nghề quản lý quan hệ khách hàng.
Nghề Account Là Gì?
Nghề Account là một mắc xích quan trọng, vừa mang tính đối nội, vừa mang tính đối ngoại với các client (khách hàng). Họ là người đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng với doanh nghiệp, công ty và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Nghề Account được chia thành 2 vị trí cụ thể là Account Executive (nhân viên quản lí quan hệ khách hàng) và Account Manager (quản trị việc quản lí quan hệ khách hàng).
Các Vị Trí Cho Nghề Account – Nghề Account Là Gì?
Vị Trí Account Executive
Nghề Account Executive Là Gì?
Nghề Account Executive là một vị trí nhỏ trong bộ phận nghề Account Management. Họ là chuyên viên kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, sự kiện, thuộc bộ phân dịch vụ khách hàng.
Nhiệm Vụ Của Một Nhân Viên Account Executive
Giải quyết những vấn đề phát sinh như chọn kênh truyền thông, đàm phán hợp đồng với khách hàng,… Và đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng của mình. Mang về nhiều nguồn khách hàng mới nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Công Việc Của Người Làm Account Executive Là Gì?
- Giao tiếp với khách hàng: gặp gỡ khách hàng để thảo luận và xác định yêu cầu marketing của khách hàng. Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng để đảm bảo hiệu quả công việc tốt hơn.
- Quản lí tiến độ thực hiện của dự án: làm việc với các Account Manager để tường thuật lại công việc của họ với bộ phận truyền thông. Đồng thời nghiên cứu và hỗ trợ việc lập kế hoạch Marketing.
- Kết nối khách hàng với nhóm dự án: gặp gỡ khách hàng và giải thích cho khách hàng hiểu về ý tưởng của dự án, ngân sách cần phải chi trả cho dự án là bao nhiêu và ký kết hợp đồng soạn thảo.
Kỹ Năng Liên Quan Đến Nghề Account Executive
- Có kỹ năng cơ bản đối với lĩnh vực truyền thông, quảng cáo hoặc các lĩnh vực tương tự.
- Có kỹ năng về việc quản lý thời gian và tự tạo động lực trong công việc cho bản thân.
- Có kỹ năng giao tiếp truyền đạt và đàm phán tốt.
- Có kỹ năng làm việc với đồng nghiệp và làm việc độc lập.
Vị Trí Account Manager
Nghề Account Manager Là Gì?
Nghề Account Manager chỉ đến vị trí của người quản lý Account (quản trị việc quản lí quan hệ khách hàng) trong các dịch vụ về truyền thông và quảng cáo sự kiện.
Nhiệm Vụ Của Một Account Manager
Luôn đi theo khách hàng từ khâu thuyết phục khách hàng cho đến khi dự án kinh doanh kết thúc. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình và mang lại giá trị về lâu dài cho doanh nghiệp
Làm Nghề Account Manager Là Làm Gì
- Đảm bảo mối quan hệ của khách hàng: là người tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Lên kế hoạch về cách liên hệ với họ, lấy thông tin về khách hàng để đội ngũ thành viên cùng xây dựng kế hoạch.
- Làm hợp đồng với khách hàng, đối tác: là người đứng ra cam kết với khách hàng trong quá trình triển khai dự án. Và đảm bảo thực hiện dự án với khách hàng.
- Quản trị dự án được giao: luôn theo dõi tiến độ của dự án. Và hiệu quả của nó để báo cáo trong từng giai đoạn. Là người chịu trách nhiệm về doanh số cam kết đạt được của dự án.
- Điều phối thành viên trong đội ngũ: nhận ý kiến của khách hàng. Từ đó giao việc cho các phòng ban chuyên trách và các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp.
Các Kỹ Năng Liên Quan Đến Nghề Account Manager
- Có kiến thức chuyên sâu về Marketing, Digital marketing để theo dõi, lập kế hoạch cho dự án.
- Có khả năng giao tiếp và kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt.
- Kỹ năng kiểm soát tài chính của dự án để cân bằng về thu và chi cho các hoạt động diễn ra.
- Kỹ năng điều phối công việc giữa các phòng ban khác nhau.
3 Công Cụ Không Thể Thiếu Cho Người Làm Nghề Account – Nghề Account Là Gì
Bên cạnh việc tìm hiểu các vị trí cơ bản, chi tiết công việc và các kỹ năng liên quan mà một người Account phải làm. Thì việc tiếp cận các công cụ hỗ trợ nghề giúp bạn làm nghề dễ dàng hơn cũng là những chia sẻ đáng lưu ý. Dưới đây là 3 công cụ mà người làm Account nên biết.
Contact Report
Contact Report là biên bản ghi nhận lại những điểm các bên đã thống nhất để công việc có thể đi đúng hướng. Trong một cuộc họp sẽ có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nếu không có contact report để thống nhất lại thông tin thì mỗi người sẽ hiểu theo mỗi ý khác nhau. Và agency phải tốn thêm thời gian, tiền bạc để sửa chữa cho sự thiếu sót đó. Cho nên muốn làm nghề Account bạn cần phải biết làm Contact Report.
Một bản Contact Report tốt cần đảm bảo: ghi chính xác thông tin các bên tham dự. Những điều mà client chấp nhận trong mục Agreement mà không phải là cái tên thay thế nào khác. Sau cùng là những bước tiếp theo cần thực hiện, thời gian thực hiện ra sao.
WIP Report
WIP Report là báo cáo về tiến độ công việc và cá nhân nào sẽ đảm nhiệm để đảm bảo công việc được thực thi. Dùng để theo dõi, kiểm soát và điều khiển được dòng chảy công việc trong thời gian thực hiện hợp đồng. Một báo cáo WIP Report cần đảm bảo: không được bỏ sót tình trạng hiện tại của công việc. Bước tiếp theo phải làm là gì? Ai là người thực hiện công việc đó và thời gian thực hiện ra sao?
Communication/ Competitor Review
Communication Review dùng để đánh giá chiến dịch truyền thông của đối thủ và khách hàng. Các chiến dịch xảy ra trong phạm vi thường là 1 năm. Competitor Review sẽ phân tích, đánh giá ngành hàng và thị trường. Để có thêm góc nhìn đa chiều hơn về client và business của client (đối thủ cạnh tranh của khách hàng). Các thông tin từ Communication/ Competitor Review phải được xử lí cẩn thận. Đây được xem là công cụ hàng đầu cho thấy Account và agency thấu hiểu client đến mức như thế nào.
Một bản Communication Review và Competitor Review tốt cần đảm bảo các yếu tố sau: thu thập thông tin để hiểu rõ khách hàng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Tiếp đến Account phải phân tích những thông tin đã thu thập. Để đưa ra quan điểm của mình về vấn đề của khách hàng. Sau khi nắm vững 2 tiêu chí này, Account sẽ tiến đến yếu tổ thứ 3. Là làm việc cùng Planner để hoạch định kế hoạch và dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai.
Nghề Account chính là nghề “làm dâu trăm họ”. Khi bạn vừa phải chiều lòng các client (khách hàng) khó tính vừa phải mềm mỏng với các agency (công ty) nhà mình. Áp lực lớn nhất xảy ra khi dấn thân vào nghề nghiệp này là thời gian và trễ deadline. Cho nên, khi lựa chọn nghề nghiệp này. Bạn phải biết quản lí thời gian và vượt qua áp lực về thời gian. Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Marcomdo Academy sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về nghề Account. Chúc bạn thành công trên con đường đã lựa chọn của mình.
Bài viết này giúp mình khá nhiều 🙂